NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS

ATD - MAKE.SUCCESS TOGETHER

0901369658

info@atdc.com.vn

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI KIỂM TRA UPS


 

Thứ Năm, ngày 24 tháng 06 năm 2021

 

Hệ thống bộ lưu điện (UPS) đóng vai trò rất quan trọng, cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục và ổn định trước các sự cố mất điện. Sự cố mất điện sẽ gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp: giảm doanh thu, năng suất, gây hư hỏng thiết bị, mất lòng tin cậy của khách hàng và nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy, TTDL luôn cần được đảm bảo độ ổn định và hoạt động liên tục, duy trì hiệu suất cao. Đáp ứng mục tiêu này, các UPS cần được thường xuyên được kiểm tra và đào tạo người vận hành nhằm giúp bảo vệ TTDL, máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị y tế và nhiều loại thiết bị khác khỏi sự cố mất điện đột ngột, hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp.

 

Đối với thiết bị sử dụng điện, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cấp nguồn liên tục như: điện áp, tần số dao động, biến dạng sóng hài, lỗi ngắn mạch và lỗi tiếp đất. Dưới đây là năm quy trình kiểm tra UPS nên được tuân thủ trước khi sử dụng trong các TTDL hiện nay.

 

Kiểm tra tại nhà máy sản xuất:

Một số hãng sản xuất UPS có phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra tải điện, phân tích hiệu suất và hiệu quả hoạt động của UPS trong nhiều điều kiện khác nhau. Các bài thử nghiệm bao gồm:

  • Kiểm tra ngắn mạch
  • Kiểm tra mất điện AC đầu vào và khả năng phục hồi
  • Kiểm tra tải không cân bằng
  • Kiểm tra nguồn điện đầu ra.
  • Kiểm tra hiệu suất
  • Kiểm tra tình trạng quá tải của UPS

UPS luôn được kiểm tra tại nơi sản xuất, nên các hãng sản suất UPS thường tự tin đảm bảo việc lắp đặt và vận hành sẽ không gặp sự cố. Các bài thử nghiệm trên UPS trước khi lắp đặt thường gồm kiểm tra tải (dựa trên mô phỏng các thiết bị có trong hệ thống ở môi trường làm việc thực tế); mô phỏng các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nhằm đánh giá toàn diện UPS và cơ sở hạ tầng liên quan mà không phải can thiệp vào những hệ thống đang hoạt động khác. Cách làm này giúp người dùng tự tin hệ thống của họ sẽ vận hành tốt đẹp.

Kiểm tra tại công trường:

Kiểm tra thông số kỹ thuật và hiệu suất của UPS ngay tại công trường là yêu cầu thường thấy, nhưng không bắt buộc phải kiểm tra các hạng mục bên dưới:

  • Đánh giá tốc độ suy giảm pin để xác định kết nối giữa tất cả pin trong  UPS là chính xác và đạt hiệu suất như mong đợi
  • Kiểm tra dung lượng để xác định pin có dung lượng chính xác
  • Thực hiện nhiều kiểm tra tải để đảm bảo tải giữa các pha được cân bằng một cách chính xác
  • Kiểm tra sự biến dạng sóng hài tại nguồn điện đầu vào UPS, đảm bảo không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

                          

Lắp đặt và vận hành:

Nhiều nhà thầu chuyên về điện có khả năng lắp đặt và vận hành UPS vì có nhân viên sở hữu bằng cấp chứng nhận từ hãng sản xuất UPS. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất UPS khuyên nên sử dụng nhân viên của hãng là cách tốt nhất nhằm đảm bảo quy trình vận hành UPS đúng cách và tuân thủ đầy đủ điều kiện bảo hành. Dịch vụ lắp đặt và vận hành thường gồm cấp điện cho UPS và vận hành sau khi đã thông qua các bước kiểm tra và cân chỉnh, chứ không đơn giản là gạt công tắc và khởi động UPS.

                                            

Kiểm tra chạy thử:

Đây là bước thử nghiệm quan trọng, cho biết hiệu suất của UPS khi có tải thực tế trong những điều kiện khác nhau trước khi đấu nối UPS với các thiết bị khác trong hệ thống. Khi UPS vận hành thử nghiệm, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra dung lượng và thời lượng pin. Thu thập dữ liệu ở giai đoạn này sẽ giúp người dùng biết được khả năng hoạt động của UPS.

Ví dụ, dữ liệu hoạt động của UPS trong phòng thí nghiệm có thể lấy so sánh với dữ liệu thu thập tại địa điểm khách hàng để xác định xem UPS có hoạt động đúng với các thông số kỹ thuật hay không. Nếu có vấn đề xảy ra, nguyên nhân thường do việc cấu hình UPS. Do đó, nếu có cơ sở dữ liệu về khả năng hoạt động của UPS thì việc xử lý sự cố sẽ dễ dàng hơn trong suốt vòng đời sản phẩm.

 

Kiểm tra khi tích hợp UPS vào hệ thống:

Đây là giai đoạn lần đầu tiên UPS được đấu nối với các thiết bị trong cơ sở hạ tầng. UPS vẫn được thử nghiệm, nhưng là trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều loại thiết bị như thiết bị chuyển mạch tự động (ATS), thiết bị phân phối nguồn điện (PDU) và hệ thống làm mát.

Đôi khi, UPS và máy phát điện không thể hoạt động cùng nhau, hoặc ATS và máy phát điện không thể kết nối với nhau một cách hợp lý. Do đó, giai đoạn này vô cùng quan trọng để kiểm tra chắc chắn các thiết bị riêng lẻ trong hệ thống có hoàn toàn tương thích và hoạt động đồng bộ với nhau.

Bảo trì và đào tạo:

Ngoài năm lưu ý khi kiểm tra UPS đã nêu, các chương trình đào tạo bảo trì và bảo dưỡng sẽ giúp nâng cao độ tin cậy cho hệ thống, giúp tăng hiệu suất và vận hành an toàn trong suốt vòng đời của thiết bị.

Bảo trì dự phòng UPS thường được thực hiện hai lần một năm để đảm bảo tất cả thông số hoạt động trong phạm vi cho phép, đồng thời cần tiến hành bảo dưỡng nhằm xác định tình trạng sức khỏe của toàn hệ thống.

Thêm vào đó, việc xác định hư hỏng các thành phần UPS và pin là yếu tố quan trọng để hạn chế tối đa sự cố. Phương pháp dùng hình ảnh nhiệt có thể kiểm tra các thành phần UPS như bộ biến thế, cáp, bộ chuyển đổi và pin, hoặc xác định nhiệt độ bên trong với độ chính xác cao mà không làm hư hại UPS.

Việc bảo trì UPS nửa năm một lần không yêu cầu phải ngắt kết nối UPS ra khỏi hệ thống, do đó không làm gián đoạn các hoạt động. Nhưng khi bảo trì sau một năm sử dụng, UPS phải được ngắt kết nối khỏi hệ thống để tiến hành nhiều bài kiểm tra tải khác nhau và kiểm tra tình trạng pin. Bằng cách sử dụng tải mô phỏng, kỹ thuật viên sẽ xác định hệ thống UPS còn hoạt động tốt hay không.

Ngoài những lần bảo dưỡng chính, sẽ có thêm các lần bảo dưỡng dự phòng. Bảo dưỡng dự phòng gồm thay thế những bộ phận hư hỏng theo thời gian do nhà sản xuất quy định. Ví dụ, nhà sản xuất có thể đề nghị thay thế các tụ điện cho UPS ở năm thứ năm để cải thiện độ tin cậy cho hệ thống. Loại bảo dưỡng này rất quan trọng và cần được lên kế hoạch kỹ trước tiến hành trên hệ thống thật.

Hầu hết các hãng sản xuất UPS đều có những khóa đào tạo về bảo trì sản phẩm như một phần dịch vụ kèm theo. Có thể đào tạo ngay tại nhà sản xuất hoặc tại địa điểm của khách hàng. Chủ đề đào tạo bao gồm cách vận hành sản phẩm và giải đáp những thắc mắc. Các khóa đào tạo thường tập trung vào việc kết hợp lý thuyết, khả năng làm quen sản phẩm với ứng dụng thực tiễn.

Một lưu ý khác, người dùng cần đảm bảo nhà phân phối UPS có kỹ thuật viên được ủy quyền bởi hãng sản xuất để thực hiện các dịch vụ như: bảo trì theo kế hoạch, theo dõi, chuẩn đoán sự cố và khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Hầu hết các trung tâm dịch vụ được ủy quyền bởi hãng sản xuất UPS đều có khả năng xử lý những vấn đề này.

                                              

 

Kết luận:

Để phòng tránh các sự cố mất điện đột ngột và bảo vệ thiết bị, việc kiểm tra hệ thống lưu điện cần được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, tăng cường đào tạo kỹ thuật viên cũng là yếu tố quan trọng để giữ cho hệ thống luôn sẵn sàng.

 

Nguồn :  Datacenterjournal .